: 1124 - Ngày đăng: 06/05/2021-20:42
Cặp đôi mệnh danh huyền thoại ‘Sóng thần’ của cải lương thời hoàng kim là ai?
Hùng Cường và Bạch Tuyết thời trẻ.
Nền cải lương thập niên 1960 – 1970 sản sinh nhiều cặp đào – kép là tượng đài trong lòng người mộ điệu. Bên cạnh những tên tuổi như Thanh Nga – Thanh Sang, Út Bạch Lan – Thành Được, Lệ Thủy – Minh Vương
Hùng Cường và Bạch Tuyết nổi lên là một cặp tài danh. Hơn 5 năm diễn chung ở đoàn Dạ Lý Hương, tên tuổi của họ bảo chứng cho độ ăn khách của đoàn cải lương nức tiếng một thời, rồi tách đoàn thành lập gánh hát riêng mang tên hai người, và chia tay vài năm sau đó.
Trước khi về đoàn Dạ Lý Hương và hội ngộ Hùng Cường, Bạch Tuyết đã là tên tuổi trong làng sân khấu miền Nam. Đầu thập niên 1960, Bạch Tuyết dần nổi lên với chất giọng thổ pha kim, vừa đầy đặn vừa ngân vang. Bà nhanh chóng có vai đào chính đầu tiên – cô lái đò Lệ Chi trong vở Lá thắm chỉ hồng của đoàn Kiên Giang. Cùng lối diễn xuất nhuần nhị và sự nhanh nhạy, tinh tế trong nắm bắt nhân vật, Bạch Tuyết được danh ca Út Trà Ôn mời về đoàn Thống nhất.
Chỉ sau vài năm đi hát, bà được trao tặng giải thưởng Thanh Tâm – chứng nhận cao quý dành cho các tài năng ca cổ – ở hạng mục Diễn viên triển vọng. Năm đó, ngoài Bạch Tuyết còn nhiều nghệ sĩ đương thời như Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú… nhận giải. Hội tụ đủ mọi yếu tố thanh sắc, tiếng tăm, năm 1964, bà bước chân vào đoàn Dạ Lý Hương – một trong những đoàn hát lớn ở Sài Gòn. Lúc này, Bạch Tuyết là ngôi sao mới nổi.
Cặp đôi mệnh danh huyền thoại ‘Sóng thần’ của cải lương thời hoàng kim là ai?
10 năm gắn bó, hai nghệ sĩ gây tiếng vang nhờ tài ca diễn và là tên tuổi ăn khách của đoàn hát cải lương lớn một thời
Nền cải lương thập niên 1960 – 1970 sản sinh nhiều cặp đào – kép là tượng đài trong lòng người mộ điệu. Bên cạnh những tên tuổi như Thanh Nga – Thanh Sang, Út Bạch Lan – Thành Được, Lệ Thủy – Minh Vương…, Hùng Cường và Bạch Tuyết nổi lên là một cặp tài danh. Hơn 5 năm diễn chung ở đoàn Dạ Lý Hương, tên tuổi của họ bảo chứng cho độ ăn khách của đoàn cải lương nức tiếng một thời, rồi tách đoàn thành lập gánh hát riêng mang tên hai người, và chia tay vài năm sau đó.
Trước khi về đoàn Dạ Lý Hương và hội ngộ Hùng Cường, Bạch Tuyết đã là tên tuổi trong làng sân khấu miền Nam. Đầu thập niên 1960, Bạch Tuyết dần nổi lên với chất giọng thổ pha kim, vừa đầy đặn vừa ngân vang. Bà nhanh chóng có vai đào chính đầu tiên – cô lái đò Lệ Chi trong vở Lá thắm chỉ hồng của đoàn Kiên Giang. Cùng lối diễn xuất nhuần nhị và sự nhanh nhạy, tinh tế trong nắm bắt nhân vật, Bạch Tuyết được danh ca Út Trà Ôn mời về đoàn Thống nhất.
Chỉ sau vài năm đi hát, bà được trao tặng giải thưởng Thanh Tâm – chứng nhận cao quý dành cho các tài năng ca cổ – ở hạng mục Diễn viên triển vọng. Năm đó, ngoài Bạch Tuyết còn nhiều nghệ sĩ đương thời như Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú… nhận giải. Hội tụ đủ mọi yếu tố thanh sắc, tiếng tăm, năm 1964, bà bước chân vào đoàn Dạ Lý Hương – một trong những đoàn hát lớn ở Sài Gòn. Lúc này, Bạch Tuyết là ngôi sao mới nổi.
Về phần Hùng Cường, xuất phát điểm của ông trong làng cải lương khác với phần lớn nghệ sĩ thời bấy giờ. Giữa thập niên 1950, ông đã là giọng ca tân nhạc được ưa chuộng hàng đầu. Loạt đĩa nhạc của Hùng Cường thời kỳ này như Ông lái đò, Vọng ngày xanh, Sơn nữ ca, Đường xưa lối cũ… đạt lượng tiêu thụ kỷ lục. Đến năm 1959, ông đến với con đường cổ nhạc. Nơi đầu tiên nhận ông về là đoàn Ngọc Kiều. Sự kiện này gây ngỡ ngàng trong giới mộ điệu Sài Gòn thuở ấy, bởi xét về cải lương, Hùng Cường vẫn còn là tay ngang.
Hầu hết nghệ sĩ thuở ấy khi bước vào nghề hát đòi hỏi ít nhất vài năm trui rèn, tiến từng bước một, từ vai nhỏ đến vai lớn. Tuy nhiên, Hùng Cường đã làm nên tiền lệ. Về đoàn, ông đã được giao đóng kép chính vở Tuyết phủ chiều đông (soạn giả Bạch Yến Lan). Với nền tảng thanh nhạc vững chắc cùng chất giọng nam cao (tenor), ông khổ luyện ngày đêm cho vai diễn đầu tay. Theo báo giới đương thời, ngày công diễn ở Mỹ Tho, rạp Viễn Trường không còn chỗ trống, khán giả chen nhau đứng trong lẫn ngoài rạp, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt. Từ đây, Hùng Cường nghiễm nhiên trở thành ngôi sao ăn khách trên bầu trời cải lương. Sự gắn bó của hai tên tuổi gạo cội sau đó còn trở nên sâu sắc hơn. Năm 1971, họ lập nên đoàn hát lấy tên Bạch Tuyết – Hùng Cường. Từ đây, loạt vở diễn kinh điển ra đời như Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cung thương sầu nguyệt hạ…, giúp đoàn hát trở thành một trong số ít những gánh hiếm hoi cuốn hút khán giả đến với cải lương vào đầu thập niên 1970. Sau đó, với sự ảnh hưởng của làn sóng văn hóa, phim ảnh Mỹ, Hong Kong, cải lương bắt đầu xuống dốc. Trong bức tranh ảm đạm của làng sân khấu đương thời, gánh hát của hai người không trụ nổi, đành giải tán. Đầu thập niên 1980, Hùng Cường sang Mỹ định cư.
Người đăng:
Truyền Nguyễn