Thứ Bảy, ngày 04 tháng 5 năm 2024 - 03:34
  Đăng nhập |   Đăng ký



 : 1164 - Ngày đăng: 10/02/2021-20:20

Nghệ Sĩ UT Thanh Sang
Hình NSUT Thanh Sang

Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943, tại xã Hòa Hiệp, Phước Hải. Quê nội anh ở Bình Định, quê ngoại Tuy Hòa, Phú Yên.

Thanh Sang (1943 – 2017) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam. Ông cùng với Thanh Nga được đánh giá là cặp đào kép lý tưởng trên sân khấu. Ông được Nhà nước Việt Nam tôn phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Thật ra, nghệ danh ông muốn đặt là Thanh San, chữ San là Sơn, chỉ núi để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn Sơn là thầy ông. Tuy nhiên người làm áp phích quảng cáo không hiểu đã ghi nhầm là Thanh Sang nên ông dùng nghệ danh này từ đó.
Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943, tại xã Hòa Hiệp, Phước Hải. Quê nội anh ở Bình Định, quê ngoại Tuy Hòa, Phú Yên. Thanh Sang là Phật tử, có pháp danh Chơn Từ.
Cha ông từng tham gia Chiến tranh Đông Dương, hy sinh năm 1949. Mẹ ông phải làm lụng vô cùng cực nhọc để nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó chỉ có ông là trai. Vì vậy, từ năm 8 tuổi, ông bắt đầu sống bằng nghề đi biển đánh cá, vừa nuôi gia đình vừa kiếm tiền học chữ trong làng.
Do gia đình sống gần rạp Cải lương Hải Lạc, ông bị cuốn hút theo nghề hát xướng. Ban đầu, ông thường nhại lại các giọng của Thành Công, Chín Sớm, Út Trà Ôn rất giống, được bà con tán thưởng.
Năm 1960, đoàn cải lương Ngọc Kiều của bầu Hoàng Kinh, Ngọc Đán đến Hải Lạc biểu diễn. Khi diễn vở "Chiều đông gió lạnh về", ông Thu thường được đưa vào thay thế khi các kép bị ốm. Bầu Hoàng Kinh thấy vậy mới đặt cho nghệ danh là Thanh Sang.
Năm 1962, ông được bầu Hoàng Kinh cho thế Hùng Cường, vai Đông Nhật trong vở "Tuyết phủ chiều đông". Ông diễn thành công và từ đó thành một kép chánh trong đoàn Cải lương Ngọc Kiều.
Năm 1964, ông chuyển về hát cho đoàn "Hoa mùa xuân", sau đổi thành "Dạ lý hương". Cũng trong năm này ông nhận huy chương vàng giải cải lương Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở "Cô gái Đồ Long". Vai diễn Tạ Tốn trong vở này bị mù, rất khó diễn song ông lại diễn rất hay, đến mức nhiều người nhắc đến ông bằng 4 chữ Kim Mao Sư Vương - danh hiệu của Tạ Tốn. Vai diễn đã đưa ông từ anh chàng chài lưới, chưa qua trường lớp, trở thành ngôi sao trong làng sân khấu.
Từ đó đến năm 1975, ông còn thành công với nhiều vai khác như vai Trần Minh trong vở Bên cầu dệt lụa, vai Thi Sách trong vở Tiếng trống Mê Linh, vai Lê Hoàn trong vở Thái hậu Dương Vân Nga...
Năm 1985, ông thôi hát ở các đoàn văn nghệ, chỉ thu băng đĩa và hát phục vụ khi có yêu cầu. 3 năm sau ông mới cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang Paris biểu diễn.
Năm 2001, ông bị bệnh nặng, phải rời xa sân khấu thời gian dài.
Ngày 4 tháng 3 năm 2007, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm "50 năm một tình yêu nghệ thuật" do Bạch Tuyết làm đạo diễn để kỷ niệm 50 năm nghiệp hát của ông.
Sau nhiều năm bệnh lúc già, Thanh Sang qua đời lúc 0 giờ 25 rạng sáng 21 tháng 4 năm 2017 tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.
Những bạn diễn của ông: Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, Mỹ Châu, Phượng Liên, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thùy Trang, Diệp Lang, Bảo Quốc, Minh Vương, Văn Ngà, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan,... Ông từng diễn chung với nhiều đào, nhưng người đóng chung với ông để lại ấn tượng sâu sắc là Thanh Nga. Họ đã tạo nên cặp đôi "sóng thần" cực kỳ nổi tiếng vào thập niên 1970.
Giọng ca của ông được đánh giá là "trời sầu đất thảm", rất trầm buồn, mùi mẫn, cùng nét diễn chân phương, tài hoa của ông đã chiếm trọn tình cảm của khán giả suốt 50 năm qua.
Trong số các vai diễn để đời của Thanh Sang, khán giả không thể không nhớ đến vai Trần Minh "khố chuối" trong tác phẩm kinh điển Bên cầu dệt lụa. Vào giai đoạn cải lương là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều khán giả, Thanh Sang đã cùng các đồng nghiệp mang đến nhiều vở diễn hay, giàu giá trị nhân văn, đậm triết lý, nhân nghĩa, trong đó Trần Minh "khố chuối" là nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp ca, diễn của ông. Các phân đoạn Trần Minh chăm sóc người mẹ bệnh tật, đối đáp nhân nghĩa ở đời với người anh em Nhuận Điền (Thanh Tú đóng), cảnh diễn tả ân tình với người đẹp Quỳnh Nga... được Thanh Sang nhập vai trọn vẹn. Gương mặt sáng ngời, chất phác, ngoại hình nho nhã, thư sinh cùng chất giọng trầm, điềm đạm của ông đã tạo nên một hình ảnh chuẩn mực cho nhân vật. Chỉ cần ông thốt lên "Mẹ ơi" hay "Quỳnh Nga...", xuống câu vọng cổ nhẹ nhàng rồi ngân vang nỗi niềm nhân tình thế thái trong câu hát với ánh mắt đượm buồn đủ làm rơi nước mắt người xem. Lối diễn tự nhiên, không lên gân của ông chạm vào trái tim khán giả, đồng thời khiến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này thấy khó khăn khi thể hiện lại hồn cốt của nhân vật Trần Minh.
Những vai nào ông đã đóng rồi, thì gần như mặc định là "của riêng ông", không ai thay thế được.
Giải thưởng
1964: Giải Thanh Tâm vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long
1993: Nghệ sĩ ưu tú
Các vai diễn
Ông đã diễn nhiều vở cải lương nổi tiếng như vai Kim Mao sư vương Tạ Tốn (vở Cô gái Đồ Long), Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh) và Lê Long Hồ (Tuyệt tình ca).
Anh hùng xạ điêu (vai Quách Tĩnh)
Bên cầu dệt lụa (vai Trần Minh)
Bạch Viên Tôn Các (vai Tôn Các)
Bên dòng sông Trẹm (vai Triệu Vỹ)
Bến nước tình yêu (vai Hiếu)
Bóng tối và ánh sáng (vai Vĩnh)
Ca dao em và tôi (vai Ông Thoại)
Chung Vô Diệm (vai Tề Tuyên Vương)
Chuyện tình An Lộc Sơn (vai Triệu Quân Tường)
Con cò trắng (vai Lộc)
Cô gái bán sầu riêng (vai Hoàng)
Cô gái Đồ Long (vai Kim Mao sư vương Tạ Tốn)
Dấu chân cỏ dại (vai Hoàng Thọ)
Dưới cội bồ đề (vai Sơn)
Điên vì yêu (vai Thi)
Đời cô Hạnh (vai ba của Hạnh)
Đời cô Lựu (vai Võ Minh Thành)
Đôi mắt người xưa (vai Bác sĩ Vũ)
Đôi tay vàng (vai Mạnh Khang)
Đường gươm Nguyên Bá (vai Vua)
Dương Quý Phi (vai Đường Huyền Tông)
Gánh cỏ sông hàn (vai Lê Nhu)
Gió giao mùa (vai Ô Mã Nhi)
Hành khất đại hiệp hay Ru em vào mộng(vai Lão hành khất)
Hắc Sa thôn huyết hận (vai Lý Nhị Lang)
Hoa chùm gởi (vai Bác sĩ Hoàng)
Hoa đồng cỏ nội (vai Phúc)
Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Lý Quảng)
Hoả Sơn thần nữ (vai Vũ Đạt Trung)
Hoàng hôn màu nước mắt (vai Đảo)
Khi rừng mới sang thu (vai Tạ Tử Lăng)
Kiếm sĩ dơi (vai Tân Cương)
Kiếp phong trần (vai Thạch)
Kiều Nguyệt Nga (vai Lục Vân Tiên)
Kiều Phong – A Tỷ (vai Du Thản Chi)
Lá trầu xanh (vai Dũng)
Lan và Điệp (vai Nhà sư)
Lỡ bước sang ngang (vai Ninh)
Mùa xuân ngủ trong đêm (vai Hàn Phong Trần)
Mưa ngâu đã dứt (vai Ngưu Lang)
Mưa rừng (vai Khanh)
Mỵ Châu Trọng Thủy (vai An Dương Vương)
Nàng chết trên quê hương tôi (vai Chế Bồng Nga)
Nắng sớm mưa chiều (vai Thiện)
Người gọi đò bên sông (vai Nhật lão quan)
Người phu khiêng kiệu cưới (vai Xuyên Đảo Băng Hồ)
Người tình (vai Ông Thìn)
Ngưu Lang Chức Nữ (vai Ngưu Lang)
Nữ hoàng về đêm (vai Ông bầu Địa)
Nửa đời hương phấn (vai Cang)
Nước biển mưa nguồn (vai Bác sĩ Tuấn)
Oan tình nơi am tự (vai Đạo Ngộ)
Phạm Công Cúc Hoa (vai Phạm Công)
Sân khấu về khuya (vai Lĩnh Nam)
Sau ngày cưới
Sở Vân (vai Lý Quảng)
Sương mù trên non cao (vai Kiều Quế Phương)
Tấm lòng của biển (vai Tấn)
Tần Nương Thất (hay Nổi buồn con gái) (vai Đảnh)
Tây Lương nữ quốc (vai Đường Tăng)
Thái hậu Dương Vân Nga (vai Lê Hoàn)
Thuyền ra cửa biển (vai Diệp Chấn Phong)
Thương nhớ một người (vai Chương)
Tiếng chuông Thiên Mụ (vai Lâm Hoàng)
Tiếng hạc trong trăng (vai Tô Điền)
Tiếng trống Mê Linh (vai Thi Sách)
Tô Hiến Thành xử án (vai Tô Hiến Thành)
Trăng nước Lạc Dương thành (vai Vũ Bình Phương)
Trăng thượng tuần sắp tàn (vai Bình Lương)
Tuyết phủ chiều đông (vai Đông Nhật)
Tuyệt tình ca (vai Lê Long Hồ)
Vườn hạnh sau chùa (vai Tiêu Hoá Long)
Tân cổ, vọng cổ
Bên dòng kênh Sáng (Tác giả: Quốc Tân)
Chí Phèo
Chiếc áo mùa thu
Chiêu Quân cống hồ (Tác giả: Yên Sơn)
Chiều (Thơ: Hồ Dzếnh; nhạc: Dương Thiệu Tước; lời vọng cổ: ?)
Chiều tàn
Chuyến tàu hoàng hôn (Nhạc: Hoài Linh, Minh Kỳ; lời vọng cổ: Loan Thảo)
Có một vùng đất tôi yêu
Đơn Hùng Tín (Tác giả: Yên Sơn)
Em đi trên cỏ non (Nhạc: Bắc Sơn; lời vọng cổ:)
Gái làng Tân Hội
Gánh lúa đêm trăng (Sáng tác: Hải Đăng)
Giữa chúng mình là mùa xuân (Tân nhạc: Diệp Minh Tuyền; cổ nhạc: Minh Thùy)
Hoa thắm đồng bưng
Hoa trôi dòng thác lũ (Sáng tác: Viễn Châu)
Khóc Đơn Hùng Tín
Lối về xóm nhỏ (Nhạc: Trịnh Hưng; lời vọng cổ: Quế Chi)
Lộng ngọc (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Thế Châu)
Mồ em Phượng (Tác giả: Viễn Châu)
Mùa vú sữa
Ngày em về thăm quê tôi (Tân nhạc: Tô Hà Vân; cổ nhạc: Loan Thảo)
Ngày hạnh phúc (Nhạc: Lam Phương; lời vọng cổ: Loan Thảo)
Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận (Tác giả: Viễn Châu)
Nhớ mẹ (Tác giả: Viễn Châu)
Ông lão chèo đò (Sáng tác: Viễn Châu)
Qua bến đò xưa
Qua đồng tro (Tác giả: Ngô Hồng Khanh)
Tâm sự với quê hương
Tình anh bán chiếu (Tác giả: Viễn Châu)
Tình đất đỏ miền Đông (Nhạc: Trần Long Ẩn; lời vọng cổ: Anh Vị)
Trăng hờn tủi
Trăng rụng xuống cầu (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Tứ Lang)
Vó ngựa trên đồi cỏ non (Tân nhạc: Giao Tiên; cổ nhạc: Thế Châu).

Người đăng: User picture Truyền Nguyễn

Gửi bình luận thành công!
Chủ đề liên quan
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phượng Hằng
Phượng Hằng (tên thật là Dương Thị Phượn... 0
Nghệ Sĩ Châu Thanh
Châu Thanh tên thật là Trần Tuấn Kiệt, s... 0
Nghệ Sĩ Tài Linh
Tài Linh sinh năm 1956 tại Sài Gòn với k... 2
Nhệ Sĩ Ưu Tú Vũ Linh
Vũ Linh, tên thật là Võ Văn Ngoan sinh n... 10
Nghệ Sĩ Ưu Tú Ngọc Huyền
Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Huyền, tên thật là Vũ... 8
Nghệ Sĩ Linh Tâm
Linh Tâm sinh năm 1962, quê ở An Giang, ... 3
Nghệ Sĩ Thanh Hằng
Nghệ sĩ Thanh Hằng sinh năm 1959 tại Tiề... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Kim Tử Long
Anh tên thật là Hoàng Kim Long, sinh ngà... 4
Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Ngân
Nghệ sĩ Nhân dân Thanh ngân tên thật là ... 2
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phương Hồng Thủy
Nghệ sĩ Ưu tú Phương Hồng Thủy tên thật ... 1
Nghệ Sĩ Ưu Tú Thoại Mỹ
Nghệ sĩ UT Thoại Mỹ, tên thật là Nguyễn ... 0
Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há
Bà tên thật là Trương Phụng Hảo sinh ngà... 4
Nghệ Sĩ Ưu Tú Diệu Hiền
Bà tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh năm 19... 0
Nghệ Sĩ Hoài Thanh
Ông sinh năm 1947, học trung học tại Trư... 0
Nghệ Sĩ Hữu Phước
Ông tên thật là Henry Trần Quang, sinh n... 0
Nghệ Sĩ Nhân Dân Trọng Hữu
Ông tên thật là Đặng Trọng Hữu sinh năm ... 0
Nghệ Sĩ Thanh Tú
Nghệ sĩ Thanh Tú sinh năm 1939 tại Cà Ma... 0
Nghệ Sĩ Mỹ Châu
Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, ... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phương Quang
Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang si... 0
Nghệ Sĩ Hùng Cường
Ông tên thật là Trần Kim Cường, sinh ngà... 0
Nghệ Sĩ Tấn Tài
Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài s... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Thanh Kim Huệ
Bà tên thật là Bùi Thị Huệ sinh ngày 14 ... 0
Nghệ Sĩ Phượng Liên
Nghệ sĩ Phượng Liên tên thật là Lữ Phụng... 0
Nhệ Sĩ Nhân Dân Bạch Tuyết
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, si... 1
Nghệ Sĩ Hồng Nga
Nghệ sĩ Hồng Nga (sinh năm 1946 - năm Bí... 3
Nhệ Sĩ Nhân Dân Ngọc Giàu
Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Giàu tên đầy đủ là... 0
Nghệ Sĩ Minh Cảnh
Minh Cảnh (1937), tên thật là Nguyễn Văn... 2
Nghệ Sĩ UT Thanh Sang
Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm... 2
Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Tuấn
Ông sinh ra tại vùng đất có truyền thống... 2
Nghệ Sĩ UT Minh Phụng
Ông tên thật là Ngô Văn Thiệu, còn tên k... 1
Nghệ sĩ Nhân Dân Lệ Thủy
Bà tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau... 1
Minh Vương Khôi Nguyên Vọng Cổ Năm 1964
Ông tên khai sinh là Nguyễn Văn Vưng, đư... 1
Thanh Tòng Ông Vua cải lương Hồ quảng
Thanh Tòng (1948–2016) là nghệ sĩ cải lư... 0
Nghệ sĩ ND Diệp Lang một đời vì nghệ thuật
Diệp Lang Ông tên thật là Dương Công Thu... 0
Nghệ sĩ Điền Tử Lang – Giọng ca vượt thời gian
Ngày xưa ấy, ở cái tuổi đôi mươi, sau kh... 0
Nghệ sĩ Thành Được
Ông tên thật là Châu Văn Được, sinh năm ... 0
Nghệ sĩ Ưu Tú Út Bạch Lan
Út Bạch Lan (1935 – 2016) tên thật là Đặ... 0
NSND Út Trà Ôn giọng ca để đời
Út Trà Ôn (1919-2001) là nghệ sĩ cải lươ... 0
Nghệ sĩ Nhân Dân Viễn Châu
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyệ... 2
Đệ nhất Danh cầm Văn Vĩ
Danh cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm... 1
Nghệ sĩ Thanh Nga vàng son một thời
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sin... 0
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu cái nôi Tài tử Cải lương Nam Bộ
Cao Văn Lầu sinh ra tại xóm Cái Cui, làn... 7

ĐĂNG KÝ KÊNH KARAOKE CỔ NHẠC NAM BỘ ỦNG HỘ CHO WEBSITE. XIN CẢM ƠN!
Mountain View

© Cổ nhạc Nam Bộ.
Thành lập: Ngày 23 tháng 03 năm 2013
 Đăng ký thành viên