Thứ Bảy, ngày 04 tháng 5 năm 2024 - 00:24
  Đăng nhập |   Đăng ký



 : 1157 - Ngày đăng: 10/02/2021-20:20

Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Tuấn
Hình NSND Thanh Tuấn

Ông sinh ra tại vùng đất có truyền thống cách mạng ở Quảng Ngãi. Đến năm 1962, vùng quê ấy được giải phóng, thế là Thanh Liêm được cắp sách đến trường.

Thanh Tuấn (1948) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, cùng thời với Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Minh Cảnh, Thanh Sang, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hồng Nga, Phượng Liên, Minh Vương, Minh Phụng, Thanh Tòng,... Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Ngày 26/7/2018, ông được Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân cùng 2 nghệ sĩ cải lương gạo cội: NSND Minh Vương, NSND Giang Châu,.....
Ông sinh ra tại vùng đất có truyền thống cách mạng ở Quảng Ngãi. Đến năm 1962, vùng quê ấy được giải phóng, thế là Thanh Liêm được cắp sách đến trường. Thanh Liêm sinh ra đã có sẵn dòng máu nghệ thuật, nên lúc học ở trường phổ thông, anh nhiệt tình, linh hoạt với phong trào văn thể mỹ (làm báo tường, đá bóng, văn nghệ). Năm 1963–1964, anh được Đoàn Thanh niên địa phương chỉ định làm Trưởng Ban Văn nghệ thiếu nhi của thôn. Ban ngày đến trường học chữ, ban đêm anh đi học vũ đạo, ca nhạc do những cán bộ của đoàn văn công huyện huấn luyện. Sau đó, anh về thôn tập dợt cho Ban văn nghệ ở thôn.
Thanh Liêm và một vài thành viên trong Ban văn nghệ lúc đó thường được Đài Phát thanh Quảng Ngãi mời thu thanh chương trình ca nhạc “Tiếng hát học sinh”; và từ đây Thanh Liêm đã nung nấu ước mơ làm nghệ sĩ... Tuy nhiên, sở trường của anh lúc bấy giờ là ca nhạc, với những ca khúc hợp với tuổi học trò hoặc những ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là chính. Còn về tài tử – Cải lương thì anh chưa biết gì, chỉ thỉnh thoảng nghe đài, đĩa hát rồi ca bập bẹ vài câu vọng cổ. Giữa năm 1964, chiến tranh ác liệt, Mỹ đổ bộ vào miền Trung, Nam Bộ, sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm (11/1963) để dựng lên chính quyền mới của Sài Gòn. Giặc càn quét rất khốc liệt vào vùng giải phóng-quê của Thanh Liêm. Ban đầu, Ban văn nghệ của Thanh Liêm cũng muốn chứng tỏ chí khí cách mạng của mình, cùng với tổ chức Đoàn, Đội theo bộ đội xuống chiến hào chống giặc... Tinh thần thì thừa nhưng vũ khí và lực lượng thì thiếu, không tương quan với giặc, nên sau 3 ngày đêm dưới chiến hào chịu không nổi, tổ chức phải giải tán Ban văn nghệ trước, đưa khỏi chiến hào rồi mạnh ai nấy tìm đường chạy giặc... Sau đó, cũng năm này, Thanh Liêm chạy vào Sài Gòn để tìm kế mưu sinh.
Buổi đầu Thanh Liêm đến Sài Gòn hầu như không có người thân để nương tựa, trong tay không chút vốn liếng, nghề nghiệp gì cả; vì anh cùng theo một người ở quê, nhưng vào đến Sài Gòn thì mạnh ai nấy tìm phương cách để sống. Thanh Liêm tìm đến những nơi ca nhạc như phòng trà, quán bar để xin cộng tác nhưng đều bị từ chối, rồi anh tìm đến rạp hát để xin phụ việc tạp vụ có chỗ tạm trú qua ngày. Trong thời gian này, anh muốn tìm nghề thích hợp với khả năng của mình, và không có gì ngoài giọng ca sẵn có anh bắt đầu "tầm sư học đạo".
Nhờ quen với những người ở rạp hát, họ chỉ anh qua quận 8, tìm đến lò nhạc sĩ út trong và nhạc sĩ Bảy Trạch (cùng thầy với Minh Vương) để học ca Tài tử và Cải lương. Vốn có năng khiếu văn nghệ, Thanh Liêm học rất nhanh vì anh đã biết cơ bản về nhịp điệu bên tân nhạc, nên học hơi điệu bài bản Tài tử - Cải lương rồi phân nhịp. Thanh Liêm tiếp thu rất nhanh, đến nổi hai thầy đờn dạy anh rất đỗi ngạc nhiên, nhất là bộ nhịp của anh chắc nịch như đinh đóng cột. Chỉ trong vòng thời gian chưa đầy nửa năm mà Thanh Liêm ca rành 3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, toán, Vọng cổ và nhiều bài bản vắn Cải lương (1965).
Đường vào chuyên nghiệp
Khi Thanh Liêm tương đối vững vàng về ca ngâm, anh hỏi ý kiến hai thầy đờn là anh có thể theo gánh hát được chưa? Hai thầy đểu có một “đáp án” là về ca ngâm Tài tử thì anh đã khá, nhưng ca Cải lương cần phải rèn thêm kỹ thuật biểu cảm theo sân khấu, tức là theo vai diễn từng nhân vật.
Vâng lời thầy, Thanh Liêm nhiều đêm nép mình ở các rạp hát để xem những nghệ sĩ đàn anh ca diễn mà học gián tiếp cái hay của mỗi người một nét, nhận biết tính cách nhân vật, thế nào là hỉ, nộ, ái, ố... Về nhà, Thanh Liêm vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi tự tập ca diễn, hết vai này đến vai khác, rồi ngồi suy nghĩ, so sánh cách ca diễn của từng nghệ sĩ mà anh học lén. Anh nghĩ: tuy học lén nhưng đừng để cho ai biết là mình đã học, biến cái học được thành cái mới và khác, không giống nét của người mình đã học. Từ ý tưởng đó, Thanh Liêm định giọng cho mình phải có cách ca riêng không giống bất cứ một làn hơi chất giọng nào, dù chỉ là na ná... Ban đầu, anh cố né hơi giọng hay cách vô vọng cổ, xuống “hò” ra “xề”, nếu không giống Út Trà Ôn, Thành Được hay Hữu Phước thì lại có bóng dáng của Minh Cảnh hoặc của một nghệ sĩ đàn anh khác và ngược lại. Một thời gian khổ luyện, Thanh Liêm đã thành công phong cách nghệ thuật ca ngâm mới, anh tách khỏi mọi ảnh hưởng ca ngâm khác (sẽ nói kỹ ở phần sau).
Khi Thanh Liêm cảm thấy mình tương đối vững vàng, anh xin phép hai sư phụ “hạ san hành đạo”... Đầu tiên, Thanh Liêm xin đầu quân vào gánh Cải lương Bạch Liên Hoa của bầu hề Ty (cuối năm 1965); ban đầu, anh chỉ được ca sa lon trước khi mở màn (thử nghề). Lúc này NS Thanh Liêm (trùng tên) đang hát chánh nên Nguyễn Thanh Liêm phải “né”, anh đổi nghệ danh là Hoài Trúc Linh và chỉ một tháng sau bầu cho anh hát vai chánh Nguyễn Hoàng Minh trong vở “Tướng cướp Bạch Hải Đường” (TG: Nguyễn Huỳnh). Vì “một rừng không thể hai cọp” nên Hoài Trúc Linh qua hát cho Thủ Đô Hương Hoa Lan, lúc thì hát kép nhì, lúc thì kép chánh; sau đó anh qua gánh Dạ Kim Đô của bầu Hoàng Yến hát kép chánh...
Vở cải lương
Tìm lại cuộc đời
Người tình trên chiến trận
Khách sạn hào hoa
Tần Nương Thất
Nỗi lòng Chu Văn An
Tây Thi
Pha lê và Cát Bụi
Thúy Kiều
Trọng Thủy Mỹ Châu
Đường gươm Nguyễn Bá
Tân cổ
Nhớ Biển Nha Trang (Tác giả: Minh Thùy)
Chuyến xe Tây Ninh (Tác giả: Thanh Hiền)
Dòng sông quê em (Tân nhạc: Trương Quang Lục; cổ nhạc: Huyền Nhung)
Cô gái tưới đậu (Tác giả: Trần Nam Dân)
Cung đàn mới (Tác giả: Ngô Hồng Khanh)
Cơn bão biển (Tác giả: Thanh Tuấn)
Lời người hát rong (Tác giả: Ngô Hồng Khanh)
Hoa tím bằng lăng (Tác giả: Linh Châu)
Bức tranh Hoà Bình (Tác giả: Phạm Thế Mỹ - Quế Chi)
Lòng mẹ (Nhạc: Y Vân; lời vọng cổ: Loan Thảo)

Người đăng: User picture Truyền Nguyễn

Gửi bình luận thành công!
Chủ đề liên quan
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phượng Hằng
Phượng Hằng (tên thật là Dương Thị Phượn... 0
Nghệ Sĩ Châu Thanh
Châu Thanh tên thật là Trần Tuấn Kiệt, s... 0
Nghệ Sĩ Tài Linh
Tài Linh sinh năm 1956 tại Sài Gòn với k... 2
Nhệ Sĩ Ưu Tú Vũ Linh
Vũ Linh, tên thật là Võ Văn Ngoan sinh n... 10
Nghệ Sĩ Ưu Tú Ngọc Huyền
Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Huyền, tên thật là Vũ... 8
Nghệ Sĩ Linh Tâm
Linh Tâm sinh năm 1962, quê ở An Giang, ... 3
Nghệ Sĩ Thanh Hằng
Nghệ sĩ Thanh Hằng sinh năm 1959 tại Tiề... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Kim Tử Long
Anh tên thật là Hoàng Kim Long, sinh ngà... 4
Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Ngân
Nghệ sĩ Nhân dân Thanh ngân tên thật là ... 2
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phương Hồng Thủy
Nghệ sĩ Ưu tú Phương Hồng Thủy tên thật ... 1
Nghệ Sĩ Ưu Tú Thoại Mỹ
Nghệ sĩ UT Thoại Mỹ, tên thật là Nguyễn ... 0
Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há
Bà tên thật là Trương Phụng Hảo sinh ngà... 4
Nghệ Sĩ Ưu Tú Diệu Hiền
Bà tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh năm 19... 0
Nghệ Sĩ Hoài Thanh
Ông sinh năm 1947, học trung học tại Trư... 0
Nghệ Sĩ Hữu Phước
Ông tên thật là Henry Trần Quang, sinh n... 0
Nghệ Sĩ Nhân Dân Trọng Hữu
Ông tên thật là Đặng Trọng Hữu sinh năm ... 0
Nghệ Sĩ Thanh Tú
Nghệ sĩ Thanh Tú sinh năm 1939 tại Cà Ma... 0
Nghệ Sĩ Mỹ Châu
Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, ... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Phương Quang
Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang si... 0
Nghệ Sĩ Hùng Cường
Ông tên thật là Trần Kim Cường, sinh ngà... 0
Nghệ Sĩ Tấn Tài
Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài s... 0
Nghệ Sĩ Ưu Tú Thanh Kim Huệ
Bà tên thật là Bùi Thị Huệ sinh ngày 14 ... 0
Nghệ Sĩ Phượng Liên
Nghệ sĩ Phượng Liên tên thật là Lữ Phụng... 0
Nhệ Sĩ Nhân Dân Bạch Tuyết
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, si... 1
Nghệ Sĩ Hồng Nga
Nghệ sĩ Hồng Nga (sinh năm 1946 - năm Bí... 3
Nhệ Sĩ Nhân Dân Ngọc Giàu
Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Giàu tên đầy đủ là... 0
Nghệ Sĩ Minh Cảnh
Minh Cảnh (1937), tên thật là Nguyễn Văn... 2
Nghệ Sĩ UT Thanh Sang
Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm... 2
Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Tuấn
Ông sinh ra tại vùng đất có truyền thống... 2
Nghệ Sĩ UT Minh Phụng
Ông tên thật là Ngô Văn Thiệu, còn tên k... 1
Nghệ sĩ Nhân Dân Lệ Thủy
Bà tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau... 1
Minh Vương Khôi Nguyên Vọng Cổ Năm 1964
Ông tên khai sinh là Nguyễn Văn Vưng, đư... 1
Thanh Tòng Ông Vua cải lương Hồ quảng
Thanh Tòng (1948–2016) là nghệ sĩ cải lư... 0
Nghệ sĩ ND Diệp Lang một đời vì nghệ thuật
Diệp Lang Ông tên thật là Dương Công Thu... 0
Nghệ sĩ Điền Tử Lang – Giọng ca vượt thời gian
Ngày xưa ấy, ở cái tuổi đôi mươi, sau kh... 0
Nghệ sĩ Thành Được
Ông tên thật là Châu Văn Được, sinh năm ... 0
Nghệ sĩ Ưu Tú Út Bạch Lan
Út Bạch Lan (1935 – 2016) tên thật là Đặ... 0
NSND Út Trà Ôn giọng ca để đời
Út Trà Ôn (1919-2001) là nghệ sĩ cải lươ... 0
Nghệ sĩ Nhân Dân Viễn Châu
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyệ... 2
Đệ nhất Danh cầm Văn Vĩ
Danh cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm... 1
Nghệ sĩ Thanh Nga vàng son một thời
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sin... 0
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu cái nôi Tài tử Cải lương Nam Bộ
Cao Văn Lầu sinh ra tại xóm Cái Cui, làn... 7

ĐĂNG KÝ KÊNH KARAOKE CỔ NHẠC NAM BỘ ỦNG HỘ CHO WEBSITE. XIN CẢM ƠN!
Mountain View

© Cổ nhạc Nam Bộ.
Thành lập: Ngày 23 tháng 03 năm 2013
 Đăng ký thành viên